Nhiều người quan niệm Yoga là bộ môn đòi hỏi sự dẻo dai và kiên trì cao, tuy nhiên thực tếtrước khi tham gia tập Yoga hay bất kì bộ môn thể dục nào, cơ thể bạn có thể hoàn toàn cứng ngắt, chậm, nặng nề và kém linh hoạt. Tuy nhiên sau thời gian 1-2 tuần tập luyện đều đặn cơ thể của chúng ta đã bắt đầu có sự dẻo dai, bền bỉ, lâu dần sẽ có được sức khỏe tốt và trí óc minh mẫn, tuy nhiên yoga với rất nhiều động tác tương đối phức tạp liệu có phù hợp với người bị suy giãn tĩnh mạch chân hay không là câu hỏi khiến nhiều người khá phân vân.
Hãy cùng Raja Yoga tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh nào cao hơn. Bệnh còn có tên gọi khác là suy van tĩnh mạch chi dưới, phản ảnh sự giãn của các van một chiều trong lòng tĩnh mạch. Hệ thống van tĩnh mạch có nhiệm vụ phối hợp dẫn máu từ chân quay trở về tim, khi các van này bị giãn khiến máu tràn ngược trở lại và ứ đọng lại. Vì thế gây ra các hiện tượng châm chích, nhức mỏi chân, tê chân, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút đặc biệt là gây mất ngủ về đêm, để bệnh trong tình trang lâu có thể làm ảnh hưởng đến việc vận động, đi lại.
Đây là bệnh mạn tính và rất dễ tái phát lại cho dù đã điều trị, bệnh mới đầu phần lớn không gây nguy hại cho tính mạng, mà chỉ làm giảm vẻ thẩm mĩ, gây ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe, tuy nhiên nếu chủ quan không chữa trị ngay từ ban đầu thì bệnh sẽ nặng hơn gây đau đớn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh, nặng hơn có thể gây thuyên tắc động mạch phổi đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh cho đến bây giờ vẫn chưa được định rõ, nhưng các yếu tố sau ảnh hưởng đến quá trình hình thành và diễn tiến của bệnh như: tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, hay tình trạng dư cân nặng, người thường xuyên phải mang vác vật nặng, vận động trụ nhiều ở chân hoặc những người phải thường xuyên đứng nhiều hoặc ngồi lâu.
Suy giãn tĩnh mạch chân có nên tập yoga không?
Một số người không hiểu biết chuyên sâu về Yoga có suy nghĩ rằng: động tác trong yoga đòi hỏi độ căn cơ chân nhiều, dễ làm hệ thống tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Ví dụ như: động tác yoga trong tư thế tòa sen đòi hỏi phải gập gối lâu, hoặc động tác ngồi xổm, bắt chéo chân trong thời gian lâu. Việc này sẽ làm ứ đọng máu tại vùng tĩnh mạch chân và gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Do đó, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tập Yoga sẽ khó khăn.
Tuy nhiên đó là chỉ là đối với người chưa tìm hiểu kĩ, hoặc chưa được tư vấn chuyên sâu và cụ thể về Yoga. Bởi vì tùy thuộc theo tình trạng bệnh của mỗi người mà trong Yoga có những tư thế, động tác và bài tập phù hợp, giúp cho bệnh tình thuyên giảm, cơ thể dễ chịu và hạn chế tình trạng đau nhức.
Yoga là bộ môn luyện tập không chỉ mang lại thể lực tốt, sự dẻo dai mà còn cả ý chí và tinh thần kiên nhẫn. Bộ môn Yoga theo tiếng Phạn có ý nghĩa là kết hợp, chính vì thế nguồn gốc và trung tâm của môn này là sự phối hợp cả về thể chất và tinh thần của người tập. Tập môn này có thể giúp tinh thần sảng khoái, nhẹ nhàng, và đôi khi còn đẩy lùi được một số bệnh tật. Và đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân thì tập yoga là một trong số những lựa chọn thích hợp.
Tuy nhiên khi luyện tập Yoga các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đầu tiên, bạn nên trao đổi cụ thể về tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn trước khi bắt đầu khóa tập với Huấn luyện viên;
Điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch mãn tính đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, vớ y khoa, tập vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này và cuối cùng là phẩu thuật. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phòng bệnh bằng cách: tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu, ăn các thức ăn giàu vitamin, nhiều chất xơ…hạn chế ăn nhiều thịt & chất bột đường.
Nên sử dụng vớ y khoa khi bị suy van tĩnh mạch chân ở mức độ nghiêm trọng
Không ngồi xếp bằng chân theo kiểu hoa sen hoặc bán hoa sen nếu cảm thấy không thoải mái. Bạn có thể co gối nhẹ về phía người, miễn sao chọn được cho mình một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Bạn nên chọn cho mình tư thế ngồi thoải mái nhất
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn mà Huấn luyện viên sẽ có những bài tập, phương pháp tập luyện khác nhau, có thể chỉ cần hạn chế một vài động tác làm căng tức chân quá mức, bạn có thể hơi chùn gối, không đứng trụ lâu. Hoặc cũng có thể bạn nên bắt đầu bằng một khóa trị liệu đễ làm thoải mái vùng bị áp lực, giúp lưu thông máu từ chi dưới về tim tốt hơn, tránh tình trạng tắt nghẽn, ứ đọng, giúp hạn chế tình trạng đau nhức. Sau đó được hướng dẫn một số động tác giúp hỗ trợ cho việc lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời duy trì việc tập luyên các động tác phù hợp để hạn chế việc tắt nghẽn trở lại.
Duy trì việc tập luyện Yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày, đồng thời không tập luyện các động tác được xem là quá sức để tránh tình trạng phản tác dụng của việc tập luyện.
Tập theo khả năng của bản thân. Vì sau ư? Lí giải cho vấn đề trên có thể hiểu như sau, trong bộ môn Yoga có rất nhiều động tác gập gối, xếp bằng hai chân để ngồi thiền… những động tác này vô tình làm cản trở đường lưu thông của máu trong lòng tĩnh mạch về tim, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thêm nặng hơn, đồng thời tăng các cảm giác đau nhức chân cho người tập. Vì vậy hãy tập theo khả năng và tình trạng của bản thân nhé!
Vậy những bài tập thể dục tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân là những bài tập nào?
Một số động tác cơ bản trong Yoga giúp bạn giảm cơn đau nhức, đồng thời giúp tĩnh mạch chân bạn được phục hồi tự nhiên sau một thời gian tập luyện:
Hãy cùng Raja Yoga tham khảo những bài tập khi nằm tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân nhé!
Bài tập 01: Nằm gác chân lên tường.
Bạn nằm dang hai tay sang ngang, mông đặt sát vào tường, gác chân lên vuông góc, sau đó nằm hít thở, thư giãn đều khoảng 3-5 phút.
Bài tập nằm gác chân lên tường
Bài tập 02: Nâng chân
Các bạn nằm dưới thảm, hai tay buông dọc theo thân. Từ từ khép sát chân lại, sau đó nâng chân lên vuông góc. Tiếp tục hít vào duỗi thẳng mũi chân ra, sau đó thở ra bẻ gập mũi chân lại. Động tác này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực cho máu trao đổi về tim dễ dàng.
Duổi căng mũi chân, sau đó bẻ gập lại
Bài 03: Đập gối
Bạn nằm dưới thảm, hai chân tách rộng bằng vai, hai bàn chân song song với nhau, hai tay dang sang hai ngang, tách gối mở rộng sang hai bên, rồi đập nhẹ hai gối lại với nhau. Thực hiện liên tục trong vòng 1 phút, sau đó nằm về thư giãn rồi tập tiếp thêm 2 lần nữa.
Bài tập tốt cho người bị suy van tĩnh mạch chân
Bài 04: Nằm rung lắc chân
Bạn vẫn nằm dưới thảm, sau đó nâng hai chân lên, rung lắc thả lỏng bắp chân, bàn chân, rung liên tục trong vòng hai phút, cho nóng toàn bộ chân lên. Sau đó nằm về thư giãn.
Nằm rung lắc hai chân giúp máu lưu thông
Bài 05: Đập vào mắt cá chân
Bạn nâng hai chân lên, sau đó dùng lòng bàn chân này vỗ vào mắt cá chân kia, thực hiên 30 nhịp sau đó đổi chân kia.
Dùng lòng bàn chân này đập vào mắt cá chân kia, tạo lực lưu thông thêm cho máu
Bài tập này có thể thực hiện trước lúc đi ngủ, sẽ giúp cho người bị giãn tĩnh mạch cảm thấy dễ chịu rất nhiều. Khi bạn gác chân lên cao, giúp cho thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho dịch thể được lưu thông dễ dàng, giảm chứng phù chân và ngăn ngừa suy tĩnh mạch. Với những người thường xuyên phải đi lại và đứng nhiều, bài tập này sẽ giúp thư giãn cho đôi chân, giảm mệt mỏi và chứng căn cơ. Đồng thời khi bạn thực hiện động tác gác chân lên tường, kết hợp với hơi hít thở sâu và đều sẽ có tác động đến các cơ quan nội tạng, nhờ đó còn hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Giúp bạn máu đưa về nào, nhờ đó bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, nhờ đó có giấc ngủ tốt hơn.
Khi bạn làm việc, phải ngồi nhiều, bạn cũng có thể kết hợp tập vài động tác đơn giản để giúp máu lưu thông.
Bài tập 01: khi ngồi làm việc, bạn đặt chân vuông góc với ghế, sao cho mặt phía dưới đùi không đè nén sát với mặt ghế, cứ mỗi 5-10 phút xoay cổ chân một lần, tránh máu dồn và ứ đọng ở cổ và bàn chân.
Bài tập 02: cũng như trên, thường xuyên co duỗi hai chân, bài tập này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng hơn.
Khi làm việc cứ mỗi 20- 30 phút bạn nên đứng dậy đi lại để máu vùng chậu – mông lưu thông, tốt nhất nên mặc quần có độ co giãn tốt, mềm và thoáng khí.
Khi phải đứng nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên, tránh đứng lâu ở một tư thế, tốt nhất là nên đứng trên 2 chân.
Bạn cũng có thể linh hoạt tập các bài tập với những động tác tương tự, để chân được vận động và giúp máu lưu thông tốt, những bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân nên được tập thường xuyên mỗi ngày, hãy giành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính, bạn cần có một phương pháp tập luyện thích hợp và thường xuyên,sử dụng vớ ý khoa nếu bị nặng, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh mới mau thuyên giảm.
Khi máu lưu thông tốt, sẽ hạn chế máu ứ đọng ở chân, vì thế giảm được tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Đồng thời bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, trái cây để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất.
Để giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, hãy liên hệ ngay với Raja Yoga để được tư vấn khóa học Yoga dành cho người bị bệnh suy van tĩnh mạch nhé!
Raja Yoga – VN rất hân hạnh khi được đón tiếp và phục vụ Quý khách.