LỢI ÍCH CỦA TƯ THẾ VẶN NGƯỜI NGÃ SAU
Khoa học đã chứng minh Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho tâm trí và cơ thể con người. Mỗi tư thế của Yoga mang lại những lợi ích khác nhau, tùy thuộc vào các cơ khớp được sử dụng khi thực hiện. Mỗi nhóm tư thế Yoga nhằm cải thiện mức độ vận động khác nhau. Trong các nhóm tư thế Yoga có những tư thế vặn xoắn cũng mang lại lợi ích sức khỏe tương tự, nhưng mỗi tư thế có độ khó khác nhau khi thực hiện.
Tư thế vặn người và ngả sau (Twist&Back ) là tư thế của Yoga vặn xoắn còn được gọi là nhóm tư thế giúp phục hồi, tiếp thêm sinh lực và nâng cao mức năng lượng khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, hãy cùng Raja Yoga tiếp tục luyện tập hàng ngày để tận hưởng tất cả những lợi ích tuyệt vời này nhé.
Bằng việc thực hiện các động tác vặn, xoắn sẽ massage sâu vào các cơ bắp và các cơ quan nội tạng, bộ phận gần vùng cơ bụng, lưng, đặc biệt còn đào thảo những độc tố tồn ứ lâu trong cơ thể đồng thời đưa vào cơ thể một luồng oxy và dưỡng chất mới giúp các cơ quan thực hiện đúng chức năng của mình khoẻ mạnh hơn
Thực hiện các động tác vặn xoắn, ngả sau hay biến thể sẽ hỗ trợ giảm đau lưng bằng cách tăng cường sức bền chắc và dẻo dai của các bó cơ quanh cột sống: cơ bụng, cơ xiên, cột sống, cổ, vai và xương chậu…
Tác động tác vặn người có thể đẩy lùi những tổn hại này đến lưng vai và lưng dưới của bạn bằng cách khôi phục sự lưu thông, tăng tính linh hoạt và điều chỉnh cột sống về đúng tư thế. Đồng thời, những bài tập xoắn vặn còn có thể trẻ hóa cột sống và mở rộng khoảng chuyển động, là liệu pháp tuyệt vời để làm giảm đau lưng
LỢI ÍCH CỦA CÁC TƯ THẾ VẶN XOẮN TRONG YOGA
Cải thiện chuyển động linh hoạt của lưng và cột sống
Các tư thế vặn xoắn khiến cơ lưng được xoay và kéo căng, giúp đem lại khả năng chuyển động tự nhiên của cột sống. Nếu không sử dụng hết các loại chuyển động của cột sống sẽ dẫn đến việc cứng khớp và các mô mệ hỗ trợ sẽ bị co ngắn lại và hoạt động một cách bất thường. Thông qua việc thường xuyên kéo giãn cơ tối đa với các động tác vặn xoắn từ một đến hai lần mỗi ngày, chúng ta có thể ngăn ngừa được các triệu chứng này.
Tiếp thêm năng lượng
Trong tư thế vặn xoắn, cột sống sẽ được tác động và việc kéo dài cột sống sẽ tạo ra khoảng cách giữa các đốt sống. Khi khoảng cách giữa các đốt sống bị thu ngắn, lưng thường bị sụp dẫn đến cảm giác thiếu năng lượng. Động tác vặn xoắn sẽ giúp năng lượng được lưu thông hiệu quả, thúc đẩy năng lượng nhanh và giảm sức ép tới các đốt sống một cách an toàn và lành mạnh.
Vặn xoắn là tư thế trung hòa và toàn diện
Tư thế vặn xoắn mang tính trung hòa vì khi thực hiện tư thế gập trước và ngả sau nhiều lần, chúng ta nên làm động tác vặn xoắn để thư giãn lưng. Vặn xoắn sử dụng phần giữa của cơ thể, tác động vào ổ bụng, phần lườn, phần cơ hỗ trợ chuyển động của cột sống, vai, phần xương chậu, cổ, …
Hỗ trợ tiêu hóa
Các tư thế vặn xoắn rất hiệu quả để tạo ra chuyển động và áp lực lên các cơ quan nội tạng. Vì thế để thức ăn được tiêu hóa và di chuyển xuống dưới, các tư thế vặn xoắn sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Vặn xoắn có giúp thải độc?
Vặn xoắn giúp thải độc là nhờ hoạt động vắt-ép-ngấm. Các cơ quan thải độc và bài tiết khi chịu áp lực sẽ đẩy máu cũ ra ngoài và khi các cơ quan được thư giãn, lượng máu mới chảy vào. Có thể hiểu rằng các tư thế vặn xoắn giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng, đặc biệt là các cơ quan của hệ bài tiết, giúp hỗ trợ quá trình bài tiết và kích thích quá trình trao đổi chất
Một số lưu ý cần nhớ khi tập các tư thế yoga vặn xoắn
Tư thế vặn xoắn trong yoga có rất nhiều loại, chẳng hạn như vặn xoắn khi ngồi, vặn xoắn khi đứng, vặn xoắn khi nằm, vặn xoắn khi đảo ngược… Tuy nhiên, dù thuộc loại nào thì để nhận được nhiều lợi ích nhất từ các tư thế yoga vặn xoắn và giảm nguy cơ gặp phải chấn thương, bạn cần nhớ một số lưu ý sau khi tập:
- Phần lưng là phần di chuyển, do đó nó phải được thả lỏng hoàn toàn trong quá trình tập. Nếu bạn kéo căng quá mức, việc vặn xoắn sẽ rất khó thực hiện. Cách tốt nhất là hãy kéo căng lưng tới mức trung bình, hít thở nhẹ nhàng để giảm căng thẳng vùng lưng rồi hẳn vặn.
- Mở ngực là điều rất quan trọng trong hầu hết các tư thế vặn xoắn. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy lưu tâm hơn đến phần ngực của mình trước khi quan tâm đến mình có vặn được nhiều hay không.
- Một trong những phần ít được chú ý của cột sống đó là phần xương cụt. Phần này gắn với khung chậu bởi khớp cùng chậu, khớp này kết cấu của nó rất khác so với khớp nối các đốt sống chính. Vì vậy, trong quá trình tập, khớp này nên được giữ nguyên và chỉ di chuyển khi xương hông di chuyển. Bạn cần lưu ý cố định xương cụt và xương chậu để không gây hại cho khớp cùng chậu.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng các tư thế yoga vặn xoắn thường không phù hợp phụ nữ đang có thai. Ngoài ra, những người có các vấn đề mãn tính về tiêu hóa, vấn đề về khớp cùng chậu, cột sống cũng cần phải có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện.
Hãy đến với Raja Yoga, với hệ thống huấn luyện viên chuyên nghiệp dưới sự chủ nhiệm của
Miss Yogi Xuân ngay từ hôm nay để được trải nghiệm những điều thú vị mà Yoga mang lại cho bạn.
Chào mừng bạn đến với Raja Yoga
?Trụ sở chính: 121 Hùng Vương,TP BMT