BACKBEND – MỞ LƯNG TRÊN CHO CỘT SỐNG KHỎE MẠNH

   Khi tập luyện yoga chúng ta thường xuyên gặp những động tác ngả lưng hay còn gọi là backbend. Các tư thế này giúp cải thiện cho cột sống của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, cùng lúc lưu thông dòng năng lượng từ vùng thắt lưng trên ra toàn bộ cơ thể.

177667178_3851741124894579_3014904530690282480_n

   Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện chúng ta không thể mở được lưng trên sẽ khiến cho toàn bộ trọng lực dồn hết xuống phần thắt lưng. Khi đó sẽ gây ra tình trạng đau cột sống lưng.

170166248_247707726956110_5209656156455105187_n

      Chính vì vậy, việc thực luyện tập các bài tập mở lưng trên của Khoá học mở lưng trên mà Raja Yoga tổ chức, dưới sự hướng dẫn của chủ nhiệm hệ thống Yogi Xuân sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này:

167115733_243175107409372_4176226074414724412_n

   Khoá học mở lưng trên sẽ giúp bạn mở toàn diện được cột sống của mình, hoàn thành tất cả các tư thế ngã sau không đau thắt lưng, phục hồi cột sống với sự linh hoạt, khỏe mạnh và dẻo dai, ngoài ra cải thiện hoàn toàn chứng gù lưng trên, xóa tan căn bệnh đau mỏi vai gáy. Đồng thời mang lại cho bạn giấc ngủ sâu sâu

– Giúp bạn gia tăng sức khỏe, sự dẻo dai của cột sống và cơ thể.

– Giúp bạn giảm hẳn 95 % đau thắt lưng

– Giúp đánh tan bệnh đau mỏi vai gáy và cải thiện chứng mất ngủ.

 – Giúp mở được khớp vai và tạo sự linh hoạt cho khớp vai

– Giúp bạn lấy được vóc dáng thon gọn

168277697_320184316105643_2131713904486740628_n

Chuỗi tư thế giúp mở lưng trên:

   Trước khi thực hiện các tư thế ngã sau, bạn cần làm cho phần lưng trên được mở rộng, ngực mở, cột sống được kéo dài từ thắt lưng trải dài đến lưng trên.

167345624_3770223736431749_3546325773237411207_n

   Nhiều người khi tập Yoga bị đau thắt lưng vì tập ngả người mà không biết mở lồng ngực, kết hợp nâng cơ bụng và hạ mông (xương cụt) xuống để giải thoát vòng thắt lưng.

144966346_3598245536962904_4613416524723499169_n

   Trong Yoga có rất nhiều tư thế ngả sau (backbend) có tác dụng làm mềm dẻo cột sống và lưu thông dòng năng lượng đi từ đáy cột sống lên trên. Tuy nhiên với backbend, người tập rất dễ mắc lỗi kỹ thuật dẫn tới chấn thương và làm hại cột sống.

176145257_1192141304550802_492007736503831432_n

   Đặc biệt trong các động tác Backbend các bạn thường hay lầm tưởng rằng mình đang uốn cong vùng cột sống ở lồng ngực chứ không phải vùng thắt lưng nhưng thực tế bạn nhấn rất nhiều lực vào đáy thắt lưng của mình, điều này không hề tốt chút nào.

173736644_1190821708016095_465022801619759328_n

Chia sẻ kinh nghiệm tránh đau lưng dưới khi ngã lưng sau trong yoga

Nguyên nhân khiến gây đau khi ngã lưng sau

   Bởi mọi cơn đau khi ngã lưng sau đều được xuất phát từ những lý do chính sau:

158703785_1534297843427579_8798996783833322565_n

Tại sao không mở rộng ngực?

   Hay nói cách khác là tại sao bạn không mở rộng trái tim. Đây là điều mình luôn luôn nhắc nhở học viên khi tập backbend. Ngã lưng sau đòi hỏi không chỉ việc làm mạnh các đốt sống lưng mà còn sự mở rộng và làm dài phần thân trước của cơ thể từ ngực, hông đến chân.

172376790_320184542772287_7109169493336485171_n

   Trước khi ngả lưng sau, bạn cần làm cho phần lưng trên được mở rông, lồng ngực được mở rộng, cột sống được kéo dài từ thắt lưng trải dài đến lưng trên…Tất cả tạo thành một đường cong đẹp sẵn sàng cho việc đánh cong về sau.

172246985_320184589438949_467095939062871393_n

Ngã lưng không chỉ tập trung vào lưng

   Để thực hiện các tư thế ngã lưng về sau, bạn không chỉ tập trung hoàn toàn vào lưng mà cần sự phối hợp chặt chẽ của phần bụng và lưng. Cơ bụng (The core) – khu vực trung tâm của cơ thể luôn luôn cần được làm mạnh mẽ bởi đó sẽ là nguồn trợ giúp tích cực cho bất cứ động tác yoga nào của bạn.

171527396_2956084764680523_983107303864993799_n

   Ngoài ra, hông, chân, vai và ngực đều vào cuộc chơi, phối hợp chặt chẽ với nhau giúp bạn sở hữu một đường cong cột sống lành mạnh, khoẻ đẹp.

166694756_314838059973602_4922722709022232698_n

   Khi bạn rút cơ bụng, hạ xương cụt xuống, mở rộng lồng ngực, kéo dài cột sống và kết hợp với hơi thở nhẹ nhàng sâu chậm, mình chắc bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt khi ngã lưng. Bởi lúc này bạn sẽ thấy cơ thể được mở rộng, thoải mái và sẵn sàng để đánh cong cột sống về sau.

154049811_2025901317547327_4069677054817720372_n

Đau lưng khi ngã lưng sau là có bình thường?

   Điểm đau mà các bạn mới tập thường mắc phải là vùng thắt lưng – lưng dưới (lower back hay lumbar spine) khi ngã lưng. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang ngã lưng sai và cơ thể chưa sẵn sàng.

129532422_3460516830735776_3694406942376131054_n

   Nếu không có sự kéo giãn, làm dài cột sống đúng cách, các đĩa đệm giữa các đột sống sẽ bị chèn ép vọt về phía trước. Và khi việc ngã lưng sai thế này kéo dài sẽ dẫn đến chứng đau lưng mãn kinh và một vài chấn thương tiềm ẩn nghiêm trọng khác.

128624861_859990274753354_8152279693112633123_n

Hướng dẫn kỹ thuật ngã lưng sau

   Vậy làm sao để tránh đau lưng cũng như chấn thương khi ngã lưng sâu. Dưới đây là một số mẹo hay giúp công cuộc ngã lưng của bạn dễ dàng và lành mạnh hơn.

1. Điều chỉnh nền tảng

   Cách hướng dẫn học viên của mình trước khi vào thế là luôn kiểm tra nền tảng trên sàn. Đó có thể là bàn tay, bàn chân hay bất cứ phần nào trên sàn sẽ là điểm tựa vững chắc cho cơ thể của bạn.

116373854_3117244195063043_6645665127774531705_n

   Để khắc phục vấn đề đau lưng dưới khi ngã sau, bạn cần làm chắc cơ đùi trước và siết hai cơ đùi trong vào với nhau; tưởng tượng như bạn đang cố siết cục gạch yoga (yoga block) vào giữa hai đùi. Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên xương mông và giữ cho chúng không bị mở ra ngoài quá mức.

2. Vươn dài và tạo khoảng không

   Hãy tưởng tượng đến một chiếc lò xo! Khi bạn muốn bẻ cong một đoạn lò xo đang trong trạng thái co rút sẽ vô cùng khó. Nhưng khi bạn kéo dài các mắc lò xo thì việc bẻ cong, uốn nắn sẽ rất dễ dàng.

175715293_1192141367884129_4970026585989059320_n

   Chiếc lò xo ấy cũng tương tự như cột sống lưng của chúng ta. Khi bạn vươn dài, làm dài cột sống và tạo khoảng không giữa các đốt sống lưng thì việc ngã lưng về sau sẽ còn không còn khổ sở.

165966375_473519244102190_3346039835796869031_n

   Để làm được điều này, đầu tiên bạn cần rút cơ bụng lên về phía mặt sau đó trượt xương cụt xuống về phía gót chân, làm cho khung chậụ thông thoáng và xương cụt không bị kẹt giữa hai chân. Điều này làm dài và giảm áp lực lên các đốt sống lưng.

3. Mở rộng và ngã sau

   Sau khi bạn làm dài cột sống, bạn hãy duy trì hơi thở sâu và đều để mở rộng khung sườn nhằm giảm áp lực lên thắt lưng dưới và sử dụng cơ lưng trên. Bằng một động tác đơn giản là bạn xoay xương bả vai về sau lỗ tai. Khi ấy, ngực cần được làm căng đầy, tim đẩy về trước và vai được hạ xuống, đẩy xa ra khỏi lỗ tai.

116722129_3113491052105024_7624451422566724744_n

   Khi ba bước trên hội tụ, đó là lúc cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc ngã lưng sâu, hạn chế đau lưng và có một đường cong lưng lành mạnh đúng đắn.
Một số lưu ý cho bạn khi uốn cong vùng thắt lưng trong thực hành Asanas:

– Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn nên làm trước khi cố gắng thực hiện động tác ngả sau là làm giãn các cơ. Nếu bạn quá vội vàng thực hiện động tác ngã sau mà không làm giãn cơ, bạn có thể bị tổn thương ở lưng, cổ tay, và mắt cá chân. Bạn chỉ cần nhẫn nại với 15 phút làm giãn cơ để thực hiện động tác ngã sau đúng cách.

127967224_2853489624940038_8069322418443552253_o

Một số cách bạn cần làm khi giãn cơ như bạn có thể thư giãn, xoay cổ tay, xoay cổ chân và giãn cơ lưng. Trong đó làm giãn cơ lưng là động tác kéo giãn quan trọng nhất. Bạn nên làm giãn cơ lưng của bạn bằng một vài tư thế yoga đơn giản, chẳng hạn như tư thế lạc đà, tư thế cánh cung, hay tư thế rắn hổ mang.

158595851_297541605036581_259558372917224981_n

.

135524706_188509776209239_5360475691238933355_o

.

89942217_905627729868829_9219675646265917440_n

– Sau mỗi tư thế Asana ngả sau, nên tiếp đến một tư thế ngả trước. Với những người mới tập, để đảm bảo an toàn, bạn nên kết hợp thêm một Asana vặn mình, để trả lại sự cân bằng và độ cong tự nhiên của cột sống.

152762065_1155195551578711_8546656114515974799_n

– Khi bạn luyện tập nên cân bằng thời gian mỗi động tác ngả sau và thời gian mỗi động tác ngả trước, như vậy thì cột sống của bạn sẽ được ổn định và không bị lệch.

159050302_2888837128001023_9088645973480641812_n

– Có rất nhiều tư thế ngả sau vậy nên bạn hãy tham khảo và cố gắng trong thời gian bạn tập thì nên thay đổi các tư thế tập để cơ thể thích nghi và linh hoạt hơn.

– Khi tập các động tác ngả sau bạn cũng nên tập trung đến hơi thở để hòa hợp với chuyển động của cơ thể. Chẳng hạn khi tập tư thế Rắn hổ mang, khi vươn người lên đồng thời hít vào, vì lúc này các đốt sống lưng cần oxy để làm êm dịu và phòng tránh chấn thương gây đau mỏi lưng sau buổi tập.

rắn

– Khi tập các tư thế ngả sau, nhất thiết bạn phải tập mở phần cột sống giữa (hay còn gọi là mở lồng ngực), xoay vai ra sau để sự uốn cong dàn đều lên trọn vẹn lên những đốt sống lưng, tránh tuyệt đối việc tạo áp lực bẻ cong hoàn toàn lên phần thắt lưng.

107497509_985722418526026_5528408802990047878_n

   Ví dụ, tập tư thế Rắn hổ mang hoặc Lạc đà, bạn nhớ xoay vai ra sau, đồng thời nâng xương lồng ngực nhô ra trước, khi tập cảm thấy độ cong dàn đều từ đốt sống cổ xuống thắt lưng, sẽ tốt hơn việc bạn cảm thấy mình đang căng tức ở phần thắt lưng.

102261480_965969467167988_7787158220829980872_n

   Nên nhớ rằng bạn không nên tập động tác ngả sau khi bạn chưa có sự tập luyện nhiều bởi vì phần lớn những người tập tư thế ngã sau thì họ đã có độ dẻo dai nhất định nào đó.

Tập luyện các bài tập mở lưng trên cần chú ý điều gì?

   Trước khi tập luyện bất kỳ tư thế yoga nào chúng ta cũng không được phép bỏ qua phần khởi động. Khởi động 5 phút trước khi tập luyện làm nóng các cơ, đánh thức hệ thần kinh và làm giảm các chấn thương không cần thiết.

141010181_2895602537395413_1749868249769452811_o

   Để thực hành tốt các bài tập mở lưng chúng ta cần kết hợp giữa hơi thở và động tác. Hít sâu vào bằng mũi để căng phồng bụng, thở hết ra và xẹp bụng lại, đồng thời thả lỏng toàn bộ phần xương sống của chúng ta. Tuyệt đối không gồng cổ, hãy để cho cơ mặt cũng được thả lỏng. Cột sống của chúng ta là bộ phận rất dễ tổn thương. Vì vậy khi tập luyện chúng ta cần tập nhẹ nhàng và chậm rãi.

60362414_2146275025493303_201879886866939904_o

   Ngoài ra khi thực hành các bài tập này chúng ta cũng cần can đảm vượt qua nỗi sợ. Một số động tác ngửa ra sau nếu quá sợ hãi sẽ rất khó thực hành. Sử dụng tường là công cụ hỗ trợ để bám tay giúp chúng ta giữ cơ thể không bị ngã.

70844241_767547647010172_714716582785318912_n

   Nắm vững kỹ thuật, kiên trì tập luyện, hiểu và cảm nhận cơ thể chính là phương châm tập luyện yoga hằng ngày. Chúc các bạn ngã lưng sau thành công mà không bị đau lưng nhé!

70980123_767549473676656_5041137990173196288_n

.

106987993_3023357554451708_5882138921982855586_n

 Hãy đến với Raja Yoga, với hệ thống huấn luyện viên chuyên nghiệp dưới sự chủ nhiệm của  Miss Yogi Xuân ngay từ hôm nay để được trải nghiệm những điều thú vị mà Yoga mang lại cho bạn.

???Chào mừng bạn đến và trải nghiệm tại hệ thống Raja Yoga VN
?Trụ sở chính:
?121 Hùng Vương, P.Tự An, TP. BMT.
⛳️Cơ sở 2: 233 Điện Biên Phủ, P. Thành Công, TP. BMT
⛳️Cơ sở 3: 46/42 Lý Tự Trọng, P. Tân An, TP. BM
⛳️Cơ sở 4: 158 Ymoal, P. Tân Lợi, TP. BMT
⛳️Cơ sở 5: 521 Lê Duẩn, P. EaTam, TP. BMT
⛳️Cơ sở 6: 270 Đường số 1A, Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
⛳️Cơ sở 7: 158/2 Dương Văn Dương, Tân Phú, HCM
⛳️Cơ sở 8: 870 Quang Trung, TX An Khê, Gia Lai
⛳️Cơ sở 9: 211 Đỗ Trạc, TX An Khê, Gia Lai
⛳️Cơ sở 10: Tầng 5 296 Phan Bội Châu TP. Quy Nhơn, Bình Định
⛳️Cơ sở 11: 233 Lê Thanh Nghị, TP. Quy Nhơn, Bình Định
⛳️Cơ sở 12: 134 Lý Thái Tổ, TP. Quy Nhơn, Bình Định